Những startup nào được các “cá mập” rót tiền đầu tư?

Trong chương trình Shark Tank vừa lên sóng hôm 19/7, có hai startup nổi bật được các nhà đầu tư góp vốn đó chính là StarGlobal 3D và Công ty TNHH Công nghệ phát triển iGreen sử dụng hạt nhựa sinh học được sản xuất từ tinh bột mỳ và bột sắn.

Về StarGlobal, nhà sáng lập Trần Duy Hào cho biết đây là doanh nghiệp khoa học công nghệ chuyên triển khai các giải pháp số hóa 3D/360, đã được Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ cấp bằng sáng chế độc quyền.

Cụ thể hơn, doanh nghiệp sử dụng công cụ như máy quét 3D, camera 360, máy bay không người lái và máy ảnh kỹ thuật số để quay, chụp lại không gian showroom, tòa nhà, nhà máy,…, sau đó chuyển đổi nó từ dạng physical (vật lý) sang dạng digital (kỹ thuật số). Ngoài số hóa hình ảnh, StarGlobal 3D còn đưa trí tuệ nhân tạo để thuyết minh tự động.

Trần Duy Hào – người lãnh đạo StarGlobal 3D

Trước các câu hỏi “khó” của các shark về sản phẩm không độc đáo và có phần giống Google Street Views thì ông Hào trả lời rằng concept (ý tưởng) giống nhau nhưng giải pháp của mình có nhiều tính năng ưu việt hơn: công nghệ này có thể quét sâu vào trong nhà máy, còn Google Street View chỉ giúp quan sát được không gian bên ngoài. Hơn nữa, StarGlobal 3D còn có tính năng tích hợp được nhiều thông tin trên nền tảng 3D/360, trở thành nền tảng tất cả trong một.

Cuối cùng, Shark Hưng đã “chốt” sẽ đầu tư với đề nghị trị giá 5 tỷ lấy 18% cổ phần và 5 tỷ giá trị hợp đồng, tổng cộng là 10 tỷ đồng và starup đã đồng ý và bắt tay với nhà đầu tư đến từ chương trình.

Startup thứ hai, iGreen sử dụng hạt nhựa sinh học được sản xuất từ tinh bột mỳ và bột sắn đã nhận được chứng nhận TUV (chứng nhận an toàn sản phẩm trên toàn thế giới) bao gồm kiểm tra về độ phân hủy sinh học, các hạt nhựa kim loại nặng, độc tố sinh thái. Chỉ có 4 đơn vị được TUV cấp chứng nhận ở nước ta trong đó gồm 2 công ty đã thương mại hóa trên thị trường là một công ty ở Hà Nội và ở TP. Hồ Chí Minh là iGreen.

Hai nhà điều hành iGreen

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ Bio-PBS và PBAT để làm hạt nhựa sinh học của iGreen được sản xuất từ nguyên liệu chính là tinh bột mì, tinh bột sắn của Việt Nam. Sản phẩm là túi bao bì và ống hút cho cho chuỗi nhà hàng, hệ thống khách sạn 5 sao. Doanh thu là 800 triệu đồng và lợi nhuận ròng đạt 15%.

Theo các nhà sáng lập và điều hành Đoàn Văn Tùng và Tô Quốc Bình thì lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nằm ở mảng nghiên cứu và phát triển (R&D), các sản phẩm của doanh nghiệp có độ mỏng thổi mỏng hơn các sản phẩm nước ngoài, bán được nhiều hơn và lãi cao hơn.

Shark Liên đã đưa ra lời đề nghị 25 tỷ cho 49% cổ phần và thuyết phục được startup đồng hành cùng nhau trước những lời “chèo kéo” mạnh mẽ từ shark Hưng.

Xuất hiện “làn sóng” đua nhau làm từ thiện của các tỷ phú công nghệ Trung Quốc

Được biết, xu hướng này bắt nguồn sau việc Ant Group của Jack Ma bị hoãn kế hoạch IPO. Kể từ đó, kỷ nguyên mới với giới tỷ phú bắt đầu, khi chính quyền thắt chặt các quy định trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, nền tảng Internet, bảo mật dữ liệu và niêm yết ở nước ngoài.

Cùng với đó là những nghi ngại từ công chúng về tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Mới đây, nhà đồng sáng lập Xiaomi Lei Jun vừa chuyển 2,2 tỷ USD cổ phần công ty cho hai quỹ từ thiện, theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong. Động thái này diễn ra sau hành động chuyển một phần tài sản cho các hoạt động từ thiện vào tháng 6 của CEO Meituan Wang Xing và nhà sáng lập ByteDance Zhang Yiming.

Hai vị CEO đã quyên góp lần lượt 2,3 tỷ USD cổ phần và 77 triệu USD cho các quỹ từ thiện và tổ chức giáo dục.

Vào tháng 4, Pony Ma của Tencent, người giàu thứ hai Trung Quốc sở hữu 56,7 tỷ USD tài sản, đã cam kết dành 7,7 tỷ USD tiền của công ty để lập quỹ chữa bệnh xã hội và trợ giúp nông thôn Trung Quốc thoát nghèo.

Năm 2020, người sáng lập Pinduoduo Colin Huang và nhóm sáng lập của ông đã tặng 2,37% cổ phần trong công ty cho Starry Night Foundation, tổ chức đã cam kết tài trợ 100 triệu USD trong nhiều năm cho một trường đại học Trung Quốc.

Mạng xã hội xôn xao với khối tài sản “khủng” của nhà ông Chủ tịch HĐQT OCB Trịnh Văn Tuấn

Trong đó, ông Trịnh Văn Tuấn đang sở hữu gần 48,6 triệu cổ phiếu OCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,43%.

Bà Cao Thị Quế Anh (vợ ông Tuấn) sở hữu 35,2 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 3,21% vốn cổ phần ngân hàng.

Con gái của đại gia Trịnh Văn Tuấn là Trịnh Thị Mai Anh nắm trong tay 32,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,94%.

Bà Trịnh Mai Linh và Trịnh Mai Phương – Paula sở hữu lần lượt hơn 46,8 triệu và hơn 41 triệu cổ phiếu OCB, tỷ lệ 4,27% và 3,75%. Bà Trịnh Mai Linh và Trịnh Mai Phương là 2 người con gái khác của Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn.

Như vậy, gia đình Chủ tịch OCB đang nắm giữ gần 204 triệu cổ phiếu OCB, tức sở hữu tới hơn 18,5% vốn cổ phần nhà băng này.

Quy đổi theo giá trị của cổ phiếu OCB trong những ngày gần đây thì gia đình ông Trịnh Văn Tuấn đang nắm giữ số cổ phần trị giá hơn 5.300 tỷ đồng tại ngân hàng.

Theo Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam

Author

eva@pressvn.com