Cụ thể, tại Singapore, cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) ngày 6/10/2022 cho biết, đã phát hiện chất ethylene oxide trong 2 loại mì thươnng hiệu Mi Sedaap do Tập đoàn Wings Group Indonesia sản xuất: Mì súp cay mang hương vị Hàn Quốc (Korean Spicy Soup) và mì gà cay mang hương vị Hàn Quốc (Korean Spicy Chicken). Sau đó cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore tiếp tục phát hiện thêm 2 sản phẩm mì khác cùng thương hiệu là mì Soto Mie Sedaap và mì cà-ri Mie Sedaap (Mie Sedaap Curry) vào ngày 9/10/2022.

Đến ngày 11/10/2022, có thêm 2 loại mì nữa được phát hiện có chứa chất ethylene oxide là mì cốc ăn liền gà cay hương vị Hàn quốc ( Mie Sedaap Korean Spicy Chicken instant cup noodles) và mì ăn liền cà-ri đặc biệt (Special Curry Cup instant noodles).

Như vậy tính tới thời điểm hiện tại, đã có 6 loại mì ăn liền thương hiệu mì Mi Sedaap đã bị phát hiện chất ethylene oxide bị thu hồi tại Singapore.

Mì ăn liền của Indonesia bị thu hồi do phát hiện chất cấm

Trước đó ngày 30/09, Cơ quan An toàn thực phẩm Hong Kong-CFS cũng đã phát hiện loại mì gà cay hương vị Hàn Quốc (Korean Spicy Chicken Flavor) có chứa chất ethylene oxide trong bột ớt, gói gia vị đi kèm, trong sản phẩm lưu thông thị trường này do công ty Golden Long Food Trading Ltd nhập khẩu và được lưu thông thông qua nhà bán lẻ PARKnSHOP (HK) Limited. CFS Hong Kong đang tiến hành điều tra vụ việc.

Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới, Indonesia là nước tiêu thụ mì lớn thứ hai thế giới với mức 13,27 tỷ gói mì trong năm 2021. Doanh số bán mì ăn liền của nước tăng nhanh trong 05 năm qua với doanh số năm từ năm 2017 tới 2021 từ 2,63 tỷ USD lên tới 3,03 tỷ USD.

Hiện một số sản phẩm mì ăn liền của Indonesia cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm được bán rất nhiều trên các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử và cửa hàng tiện lợi với giá khoảng 7.000 đồng/gói, combo 35.000 đồng/5 gói.

Được biết, tại Châu Á đặc biêt là khu vực Đông Nam Á, do điều kiện thời tiết khí hậu thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc rất cao. Chính vì vậy, các nhà chức trách đã phải cân nhắc rất nhiều nên buộc phải lựa chọn thà chấp nhận lượng tồn dư EO còn hơn để thực phẩm nhiễm khuẩn.

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5777:2004 về mì ăn liền. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mì ăn liền được đóng gói sẵn, có hoặc không kèm theo gói gia vị, hoặc mì đã được trộn/ phun sẵn gia vị; có thể ăn liền hoặc ăn liền sau khi ngâm trong nước sôi trong thời gian xác định.

Sau đó, TCVN 5777:2004 đã được thay thế bằng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7879:2008 (CODEX STAN 249:2006) về sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền.

TCVN 7879:2008 áp dụng cho các loại sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền khác nhau. Sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền có thể được đóng gói cùng với gói gia vị, hoặc ở dạng sản phẩm có tẩm gia vị và có hoặc không đóng thành gói lẻ, hoặc gia vị được phun lên sản phẩm và được làm khô sẵn cho sử dụng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mì sợi, mì ống.

Theo định nghĩa tại TCVN 7879: 2008, sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền là sản phẩm được chế biến từ bột mì và / hoặc bột gạo và / hoặc các loại bột mì khác và / hoặc tinh bột làm nguyên liệu chính, có bổ sung sung hoặc không bổ sung các phần khác nhau. Sản phẩm có thể được xử lý bằng chất kiềm. Đặc tính sản phẩm bằng cách sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên hoặc các phương pháp khác.

Tại TCVN 7879: 2008 có quy định cụ thể về thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng, phụ gia thực phẩm, chất nhiễm bẩn, bao bì và điều kiện đóng gói, vệ sinh thực phẩm, ghi nhãn … nhưng không có lời dẫn about EO function.

Author

Ngo@pressvn.com