Cụ thể, tại địa chỉ website hhttps://www.khoedep-24h.com/xtraman-coccoc?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=Xtraman&utm_term=xtraman&utm_content=34557983; website http://xtraman.livebuy.biz/uudai?utm_pid=50677c28-6842-4bc5-9b9b-d3635cc2f65d-c8370cbb-e81c-4f5a-bf49-44cb429ac33e&utm_tr=350bd5a89e0044ec;… TPBVSK Xtra Man đang được quảng cáo sai công dụng thật, tạo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin người tiêu dùng nếu chọn sử dụng sản phẩm này. Tất nhiên, điều đó đã vi phạm các quy định tại Luật quảng cáo và về ATTP.

Tại địa chỉ trang web hhttps://www.khoedep-24h.com/xtraman-coccoc?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=Xtraman&utm_term=xtraman&utm_content=34557983, ngay dưới hình đôi nam nữ tạo hình phản cảm là hơn 2 dòng chữ được in nghiêng, bôi đậm nhằm gây sự chú ý: “Xtraman là dòng sản phẩm thảo dược tự nhiên có tác dụng tăng cường sinh lý nam giới rất hiệu quả. Dứt điểm các tình trạng yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn, suy giảm sinh lực ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Xtraman cho hiệu quả nhanh chóng, bền bỉ và tuyệt đối an toàn”….

Cùng với đó là hàng loạt các quảng cáo nói “vống” về công dụng sản phẩm này. Như “cường dương, điều trị rối loạn cương dương, độ khoái cảm và hưng phấn tăng cao. Kéo dài thời gian quan hệ tình dục, …” và loạt các hình ảnh, ngôn từ vi phạm thuần phong mỹ tục.

Thậm chí, để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, các đối tượng này còn đăng tải rất nhiều hình ảnh các bác sĩ, nghệ sỹ, Mc, biên tập viên nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội và cả những thư phản hồi của khách hàng. Điều này rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về sản phẩm Xtra Man là có tác dụng chữa bệnh “dứt điểm tình trạng yếu sinh lý, tuyệt đối an toàn”.

Ví dụ như hình ảnh được cho là bác sĩ N.K.L (GĐ Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội) trong chiếc áo blu trắng được cắt dán trên màu nền đen với thông điệp lôi cuốn bất kỳ ai đang mang bệnh này.

Nguyên văn thông điệp này là: “Bác sĩ 45 năm kinh nghiệm chia sẻ: Yếu sinh lý mà không nắm được bí kíp này thì phí công chữa trị. Với hơn 40 năm nghiên cứu và điều trị về bệnh yếu sinh lý nam, tôi thấu hiểu với nỗi niềm khó nói của “những người trong cuộc”. Yếu sinh lý không chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh lý của nam giới giảm sút, nam giới phải đối mặt với tình trạng vô sinh, hiếm muộn mà còn gây ra không ít phiền toái, khiến cánh mày râu tự ti, mặc cảm, lâu dần sẽ gây stress, trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Hôm nay tôi sẽ mang tới cho các bạn một giải pháp đặc biệt được chiết xuất từ 100% các loại thảo dược quý hiếm. Nó đã giúp hơn 4354 người đàn ông thành công trong việc tăng kích thước dương vật lên 2-3cm và kiểm soát hoàn hảo khả năng xuất tinh. Vợ hay bạn tình của những người đàn ông này đã tỏ ra vô cùng hài lòng về phương pháp này vì nó hoàn toàn không phải là thuốc kích dục nhưng lại có công hiệu tuyệt vời hơn cả thuốc kích dục và rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng”.

Tương tự tại một số trang web khác như VIÊN SỦI XTRAMAN TĂNG CƯỜNG SINH LÝ NAM (sanphamchinhhang-24h.com); https://bacsieva.com/xtra-man/,… cũng có những nội dung quảng cáo tương tự.

Hay như những chia sẻ của khách hàng đã sử dụng, tiêu biểu như chia sẻ được cho là của BTV V.K, Đạo diễn T.Q, diễn viên B.A,… cũng khiến cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm này như thuốc chữa bệnh.

Được biết, TPBVSK Xtra Man được công bố sản phẩm bởi Công ty cổ phần Thịnh Tâm Đường MST 0108265604, do ông Nguyễn Văn Minh làm đại diện pháp luật. Công ty này có địa chỉ tại số 16A, ngách 61, ngõ 230 phố Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

TPBVSK Xtra Man được Cục ATTP cấp phép lưu hành ngày 06/12/2019 tại số 13251/2019/ĐKSP. Theo đó, TPBVSK Xtra Man chỉ có tác dụng hỗ trợ tăng cường sinh lý cho người bệnh chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm yếu sinh lý như đang quảng cáo.

Sản phẩm được sản xuất bởi Nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng – Công ty CP Dược phẩm Santex có địa chỉ tại Cụm Công nghiệp Thanh Oai, thôn Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.

Thịnh Tâm Đường đã quảng cáo TPBVSK Xtra Man như “thần dược” thế nào ? - ảnh 6

Theo một bác sĩ: “Theo quy định, các bác sĩ như chúng tôi không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên cơ sở y tế, của mình để quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay giới thiệu sản phẩm”. Đối với quảng cáo TPBVSK, TPCN thì phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” bằng dòng chữ dễ nhận biết. Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo này.

Cũng bác sĩ này cho biết: “trước khi nhận lời tham gia giới thiệu về sản phẩm cho các nhãn hàng, tôi đều tìm hiểu về thành phần công dụng của sản phẩm. Nhất là nội dung Market quảng cáo, xem sản phẩm đó được cơ quan chức năng cấp phép nội dung, công dụng, thành phần như thế nào. Bởi quảng cáo trên phương tiện báo in, báo hình, hay hội thảo đều được ghi trong giấy xác nhận nội dung, hình ảnh quảng cáo và chỉ được trao đổi trong phạm vi mà giấy xác nhận quảng cáo đó xác nhận”.

Ngoài ra, trước khi nhận tham gia hợp tác với nhãn hàng, bác sĩ này cho biết còn “thường có hợp đồng cam kết rõ ràng về mặt pháp lý để tránh sau này các nhãn hàng sử dụng hình ảnh của mình một cách tràn lan”

Được biết, Ban tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên,… quảng cáo bát nháo cho các nhãn hàng kinh doanh TPBVSK, TPCN “nổ” như thuốc chữa bệnh. Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở – cũng đã ký Công văn số 338/VHCS- QCTT gửi các Đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; … yêu cầu chấn chỉnh tình trạng quảng cáo TPCN, TPBVSK sai sự thật, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng.

Với việc siết chặt quản lý của toàn hệ thống cơ quan chức năng hi vọng vấn nạn quảng cáo bát nháo của cá nhân tổ chức trong hoạt động kinh doanh, các cá nhân tham gia quảng cáo sản phẩm cho các nhãn hàng sẽ được khắc phục triệt để, từ đó vấn đề sức khỏe và tài chính người tiêu dùng được đảm bảo.

Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo cũng chính thức có hiệu lực tử ngày 1/6 này.

Theo đó, tại khoản 1,2,3,4,5,6 Điều 52 Nghị định này quy định rất rõ đối với các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đúng quy định dòng chữ và không đọc hoặc đọc không rõ ràng nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;

b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;

c) Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;

b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Author

Ngo@pressvn.com