0 Comments

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/5, giá thép kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục sau kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo dài 5 ngày, vượt quá triển vọng về nhu cầu và giá các nguyên liệu sản xuất thép.

Cụ thể, giá thép thanh vằn xây dựng SRBcv1 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 4,7%, ghi nhận mức cao kỷ lục là 5.672 nhân dân tệ/tấn.

Tương tự, giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1, được sử dụng trong sản xuất thùng xe và thiết bị gia dụng, cũng đã tăng 4% lên mức kỷ lục là 5.957 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay tiếp tục tăng (Ảnh minh họa)

Đồng thời, điểm chuẩn quặng sắt của châu Á cũng tăng lên sau khi Trung Quốc tuyên bố đình chỉ vô thời hạn mọi hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược với Australia.

Theo đó, giá quặng sắt giao tháng 9/2021 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng 6,8% lên 1.184 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore (SICOM), giá quặng sắt giao tháng 6/2021 tăng 4,9% lên 196,10 USD/tấn.

Hiện tại, thương mại quặng sắt của Trung Quốc đã không còn. Các nhà phân tích nhận định, quốc gia này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt đến từ Australia.

Giá thép tăng phi mã đến 45%, Bộ Công Thương nói gì?

Theo đại diện Bộ Công Thương, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài… là những lý do khiến giá thép tăng mạnh.

Liên quan đến việc giá thép tăng mạnh lên đến 45%, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa cho biết nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của sản phẩm thép hiện nay đa phần phải nhập khẩu như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite…

Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…

Theo đại diện Cục Công nghiệp, với dự báo giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Liên quan đến nghi vấn “liệu có sự bắt tay của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao” của Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam, Bộ Công Thương khẳng định nghi vấn này không có cơ sở.

Giá thép tăng nóng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép đều tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngành thép đang là một trong những “tiêu đề” được bàn luận khá nhiều do những thông tin về giá thép tăng nóng được đưa ra liên tục. Có những tuần, thậm chí có đến 2-3 thông báo tăng giá thép từ các nhà máy.

Giá thép tăng, các doanh nghiệp ngành thép hưởng lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động được nguồn cung phôi thép và các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dồi dào lúc giá còn thấp trước đó.

Theo Kinh tế Chứng khoán

Author

minh@pressvn.com