Trong 5 tháng đầu năm 2020, ngành thép Ấn Độ đã chịu tác động nghiêm trọng do nhu cầu nội địa giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, ngành thép của quốc gia này đã có sự trở lại ngoạn mục vào cuối năm nay, LiveMint đưa tin.

Theo đó, thị trường có thể chứng kiến sự thống trị của các công ty thép tích hợp lớn trong thời gian tới.

Kể từ tháng 9, giá thép và khối lượng thép của các công ty này đều tăng lên và dự kiến sẽ giữ ổn định cho đến quý III năm sau.

Tỉ trọng của 6 nhà sản xuất thép hàng đầu trong nước đã tăng lên 65% trong những tháng gần đây, so với mức trung bình trong lịch sử là 55%.

Giá thép hôm nay tiếp đà giảm

Hiệu suất sử dụng công suất tại các nhà máy là 85%, cao hơn so với mức trung bình ngành dài hạn là 78%. Các nhà sản xuất thép thứ cấp nhỏ hơn đang hoạt động với tỉ lệ sử dụng công suất khoảng 65%, cho thấy sự thống trị của các công ty thép lớn ngày càng gia tăng.

Sự thiếu hụt nguồn cung thép trên toàn cầu đang khiến giá thép nội địa tại Ấn Độ tăng cao. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nửa cuối năm đang phục hồi khá ổn định. Tuy nhiên, việc giá quặng sắt đang ở mức cao đang là nguyên nhân cản trở sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà sản xuất thép thứ cấp.

Tại thị trường trong nước, chỉ chưa đầy 1 tháng, giá thép tăng tới 1,5 triệu đồng/tấn. Lợi dụng lúc thị trường không ổn định, nhiều kẻ cơ hội, đại lý kinh doanh thép thậm chí đã phát giá ảo, cao hơn nhiều so với giá thực mà các nhà máy đưa ra.

Chỉ trong vòng từ đầu tháng đến nay, giá thép xây dựng tăng liên tiếp tới 4 lần. Sau khi áp dụng giá điện mới, ngày 3/3, nhiều nhà máy thép đã đồng loạt thông báo tăng thêm 300.000 đồng/tấn so với giá tại thời điểm trước đó là 11,5 triệu đồng/tấn.

Ba lần điều chỉnh tiếp theo vào các ngày 13/3, 17/3, 24/3 lần lượt làm giá thép tăng 300.000 đồng/tấn; 400.000 đồng/tấn và 500.000 đồng/tấn. Như vậy, tính đến thời điểm này, giá bán tại các nhà máy thép đã tăng khoảng 1,5 triệu đồng/tấn, tương đương trên 13 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Điều đáng nói, mức tăng này mới chỉ ở các nhà máy, còn ngoài thị trường bán lẻ, giá thép còn cao hơn, thậm chí mỗi nơi giá bán một kiểu. Nếu so với mức giá công bố của các nhà sản xuất thép, giá thép của nhà phân phối ở các cấp đang tăng trước giá bán của nhà sản xuất từ 800.000 đồng cho đến gần 1 triệu đồng/tấn.

Điển hình như Thép Việt (Pomina), giá thép từ nhà máy công bố là 13,7 triệu đồng/tấn, trong khi đó giá bán lẻ ngoài thị trường là 14,6 triệu đồng/tấn, nghĩa là chênh 900.000 đồng/tấn…

Theo giải thích của ông Phạm Chí Cường – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, người tiêu dùng có thể tính toán được mức tăng của thép căn cứ vào mức tăng của điện và đầu vào ngành thép. Chẳng hạn, giá điện tăng 6,8% thì mỗi tấn thép cũng chỉ tăng thêm 60.000 đồng/tấn.

Trong khi đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng khẳng định nguồn phôi thép dự trữ đủ để sản xuất trong tháng 3 và 4 với khoảng 430.000 – 450.000 tấn, kèm theo lượng tồn kho thành phẩm xấp xỉ 300.000 tấn.

Chưa kể các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đã chủ động được 60% lượng phôi cần sản xuất, phần còn lại phải nhập. Nếu so với mức giá phôi tự sản xuất được và phôi phải nhập khẩu, giá phôi trong nước hiện đang rẻ hơn khoảng vài chục USD/tấn.

Tuy nhiên khi tính giá bán, hầu hết các doanh nghiệp đều dựa trên giá phôi nhập khẩu mà bỏ qua phần phôi thép mình đã sản xuất được. Trong khi đó, nửa đầu tháng 3/2010, lượng phôi thép được các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ khoảng 50.000 tấn, giá nhập bình quân vẫn dưới 500 USD/tấn.

Hiệp hội cũng cho biết, năm 2010 sẽ có một số dự án mới về thép đi vào sản xuất chính thức để làm cân bằng sức cung – cầu, đồng thời tạo sự cạnh tranh quyết liệt đối với nhà sản xuất với các sản phẩm.

Đặc biệt, năm nay, khi các nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất, liên doanh Tata Steel (ấn Độ) và Tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) đi vào sản xuất thì nguồn cung sẽ gấp 3 lần sức tiêu thụ của thị trường nội địa.

Như vậy, việc giá thép tăng không hẳn do đầu vào tăng quá cao hay nguồn cung thiếu mà có một nguyên nhân lớn từ việc bị làm giá, nhiều cơ sở đại lý lợi dùng thuyền lên nước lên để đẩy giá bán nhằm trục lợi.

Theo Hạ Vy/Kinh tế Chứng khoán

Author

minh@pressvn.com