Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã đề xuất sách giáo khoa (SGK) là 1 trong 4 mặt hàng được bổ sung để Nhà nước định giá, bên cạnh dịch vụ đường cao tốc do nhà nước đầu tư, hàng hóa, dịch vụ quốc phòng an ninh và dịch vụ vận chuyển phân phối khí thiên nhiên.

Có đề xuất này là bởi SGK mặt hàng thiết yếu và giá SGK có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nội dung này với đặt ra nhiều băn khoăn về việc Nhà nước định giá phù hợp hơn hay để thị trường định giá mới phù hợp khi Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình và SGK đã chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa, có cạnh tranh đối với mặt hàng này.

Đầu tiên, về câu chuyện quản lý giá, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích với Người Đưa Tin: “Bất kỳ một sản phẩm nào trong nền kinh tế thị trường Nhà nước cũng quản lý giá trực tiếp hoặc gián tiếp. Quản lý gián tiếp đối với những mặt hàng để thị trường quyết định, nhưng nếu có biến động Nhà nước sẽ tác động về thuế, hoặc có biện pháp tài chính. Những mặt hàng Nhà nước định giá là những sản phẩm độc quyền như điện, tài nguyên quý,…”.

Định giá sách giáo khoa như vòng “kim cô” với nhà xuất bản.

Đưa ra giải phải, chuyên gia cho rằng phương án cho thuê hoặc mượn là phương án thích hợp. Ông Long cho biết: “Các nước trên thế giới họ phát không, cho mượn, cho thuê chứ không để thị trường định giá. Nhà nước dùng ngân sách in, mua lại, hoặc đầu tư biên soạn, khi đưa đi in ấn thì có thể cạnh tranh”.

Cũng cùng quan điểm nếu định giá sẽ vô cùng phức tạp, ông Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng nên trợ giá thay vì định giá: “Theo tôi Bộ Tài chính có thể trợ giá để bảo đảm ổn định còn không nên quy định giá toàn bộ SGK như vậy sẽ khó cạnh tranh và xuất hiện những nhân tố mới”.

Author

Ngo@pressvn.com